Giới thiệu các loại phụ tùng ô tô Ford, cung cấp phụ tùng ô tô Ford các loại chính hãng chất lượng cao

Phụ tùng ô tô Ford (có 8 sản phẩm)

Công ty Ford Motor (NYSE: F) là một công ty đa quốc gia Hoa Kỳ và là nhà xản suất xe ôtô lớn hàng thứ 5 trên thế giới[6] theo số lượng xe bán ra toàn cầu, theo sau Toyota, General Motors, Volkswagen và Hyundai-Kia. Có trụ sở tại Dearborn, Michigan, ngoại ô Detroit, hãng được thành lập bởi Henry Ford và các cổ đông vào ngày 16 tháng 6 năm 1903. Ngoài các chi nhánh của Lincoln, Ford cũng sở hữu một ít cổ phần trong Mazda của Nhật và Aston Martin của Anh. Các công ty trước đây ở Anh của Ford như Jaguar và Land Rover đã được bán cho Tata của Ấn Độ vào tháng 3 năm 2008.

Ford đã đưa ra các phương pháp sản xuất xe với số lượng lớn và quản lý Workfoce công nghiệp trên quy mô lớn sử dụng dây chuyền sản xuất được kỹ thuật hóa một cách tinh vi đặc biệt là các dây chuyền lắp ráp di động. Các phương pháp của Henry Ford trở nên nổi tiếng khắp thế giới vào năm 1914.

Trong khoảng hơn 100 năm nay, Công ty ô tô Ford đã bán được một khối lượng xe khổng lồ trên thị trường nước Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Được biết đến là một trong các nhà sản xuất thuộc nhóm Big Three nổi tiếng của Mỹ, Ford đã thu hút hàng triệu khách hàng trung thành nhờ dòng sản phẩm đa dạng và sáng tạo xứng đáng với giá trị của nó. Xe tải và xe thể thao đa dụng SUV của hãng rất phổ biến trên thị trường ô tô. Qua bao thập kỷ, xe tải Series F của Ford luôn là loại xe bán chạy nhất nước Mỹ.

Ford được vinh danh là thương hiệu sáng tạo nhất 2015.

Công ty được Henry Ford thành lập vào năm 1903. Ford đã từng ước có thể làm ra chiếc xe cho công chúng, và thực tế là ông đã làm được điều đó. Khởi đầu là loại xe Model A vào năm 1903, tiếp sau đó công ty gốc Michigan này dần dần cho ra các dòng xe với mức giá phải chăng với những cái tên đặc thù là những chữ cái trong bảng alphabet. Có lẽ loại xe nổi tiếng nhất của Ford trong loạt xe này là Model T “bất tử” của những năm 1908-1927, đã được 16,5 triệu người Mỹ mua trong suốt 20 năm qua và giá cả của chúng cũng rất hợp lý để công nhân tại các nhà máy của Ford có thể mua được. Những năm đầu của Ford được đặc trưng bởi việc giới thiệu dây chuyền lắp ráp di động. Đây cũng là lần đầu tiên hãng sử dụng phương thức sản xuất hiệu quả-chi phí, và sáng kiến này đã trở thành cơ sở cho toàn bộ quy trình sản xuất của hãng sau này.

Ford phát triển sang thị trường xe sang với việc mua lại Công ty ô tô Lincoln năm 1925. Một vài năm sau đó, công ty đã mở rộng mức độ tập trung và phát triển hơn nữa thông qua việc lập nên phân nhánh Mercury để sản xuất xe ô tô giá trung bình. Cuối thập kỷ 30, Ford đã tung ra chiếc xe Lincoln Zephyr kiểu cách, giới thiệu động cơ V8 giá thấp và cho ra đời hơn 25 triệu chiếc xe khác nữa.

Kỷ nguyên thời hậu chiến đã chứng kiến sự ra đời của chiếc xe Ford Thunderbird huyền thoại. Với kiểu dáng đặc sắc kết hợp với các đặc tính sang trọng như cửa sổ điện, Thunderbird thực sự là một thành công tiêu biểu. Một mẫu xe khác của thập kỷ đó là Edsel, đáp ứng được phần nào niềm đam mê của giới yêu xe dành cho nó. Cùng với nỗ lực “thức dậy” mức doanh số vượt trội, loại xe này chỉ gián đoạn một vài tháng trước khi đạt thứ hạng 3 trong năm.

Ford tiếp tục giữ được thăng bằng vào đầu những năm 1960 khi giới thiệu loại xe compact Falcon, một kiểu dáng được công chúng chào đón nồng hậu. Vào giữa thập kỷ đó, hãng đã đem đến cho giới yêu xe chiếc thể thao Ford Mustang, loại xe tiếp tục trở thành một trong những chiếc xe bán chạy nhất thời điểm đó. Người mua chuộng Mustang bởi mức giá thấp, động cơ V8 khỏe và phong cách bóng bẩy của nó. Mustang thậm chí còn chế tạo loại xe mới toanh mang tên Pony.

Tới những năm 1970, cũng giống như những nhà sản xuất nội địa khác, Ford cũng bắt đầu phải hứng chịu hệ quả từ sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng và các quy định mới của chính phủ. Nhiều loại xe của hãng đã trở thành “cái bóng” của chính những nhà sản xuất đi trước. Tuy nhiên những hạt giống của sự tái sinh đã được gieo trồng trong thập kỷ đó. Năm 1979, công ty đã thu được lợi nhuận từ chiếc xe Mazda; sự thay đổi này đã hỗ trợ đáng kể cho Ford trong những dự án hợp tác phát triển sau này. Từ giữa đến cuối thập kỷ 80, Ford đã cho thấy một sức mạnh mới từ các kiểu mẫu Escort và Taurus thông dụng của hãng đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động của mình bằng cách mua lại thương hiệu Jaguar và Aston Martin.

Vào những năm 1990 Ford đã chèo lái được “con sóng đại chúng” một phần nhờ sự thành công của chiếc xe SUV hạng trung Explorer. Thành công này thực sự là một cú “híc” và đóng vai trò to lớn trong việc mở ra kỷ nguyên của dòng xe thể thao đa dụng SUV. Năm 1999, Ford một lần nữa lại phát triển “gia đình” của mình với việc mua lại phân nhánh xe con của Volvo và năm 2000, hãng lại có được Land Rover.

Tuy nhiên, thiên niên kỷ mới đã phải chứng kiến sự suy thoái của Ford. Trước tình hình cạnh tranh gia tăng, thua lỗ liên tục đã xảy ra với nhãn hiệu Jaguar, chi phí cho gia tài của hãng và sự trông chờ vào lợi nhuận từ SUV đã gây thiệt hại cho hãng. Để khắc phục tình trạng đó, công ty đã giới thiệu “làn sóng” sản phẩm mới, bao gồm Mustang, chiếc xe “vay mượn” nhiều nét phong cách từ chiếc xe Pony thời huy hoàng. Tương lai của hãng đã trở nên bất ổn nhưng theo quy luật của chu kỳ kinh doanh thì ngày tháng tươi đẹp đang chờ đón hãng ở phía trước.

0915.76.5555